Sơn sàn công nghiệp Epoxy
Hiện nay, có rất nhiều dòng sản phẩm sơn epoxy. Chính vì thế, phải xác định rõ yêu cầu và mục đích khi lựa chọn sơn sàn công nghiệp epoxy phù hợp cho nhà xưởng của bạn. Các doanh nghiệp chú trọng đến khâu nhà xưởng sản xuất, các kho chứa xuất nhập hàng, những mặt bằng thường xuyên chịu trọng tải nặng hay có xe di chuyển ra vào liên tục vì vậy sơn sàn công nghiệp được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm.
Chính vì sự quan trọng của việc sơn sàn công nghiệp epoxy thì phương pháp sơn sàn công nghiệp như thế nào để đảm bảo những yêu cầu chung về các yếu tố ban đầu của nhà xưởng có một vai trò rất quan trọng không thể bỏ qua khi ứng dụng sơn epoxy cho bề mặt nền bê tông. Tuy nhiên, sẽ có những phương pháp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn về nhà xưởng cũng như trong sản xuất. Tùy thuộc vào mục đích và khả năng tài chính cũng như một số vấn đề liên quan về sàn nhà mà áp dụng những phương pháp thích hợp.

Thông thường sẽ áp dụng 2 phương pháp thi công chính là:
Thi công sơn epoxy tự san phẳng: các bước chuẩn bị không có gì khác so với sơn hệ lăn ngoài công đoạn sơn phủ bề mặt. Điều khác biệt ở đây là khả năng tự cân bằng của dòng sơn và có thể tạo độ dày của sơn lên tới 10mm. Dòng sơn này thường được áp dụng nhiều cho các nhà xưởng thường xuyên chịu tải trọng, kháng hóa chất và đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng sạch, phòng thí nghiệm, kho bảo quản như: GMP, HACCP, GSP,…
Thi công sơn nền nhà xưởng hệ lăn: đây là phương pháp rất đa dạng, có nhiều chủng loại và đáp ứng đầy đủ cho mọi địa hình của sàn. Với phương pháp này sẽ không yêu cầu quá cao về độ phẳng và tính thẫm mỹ. Với mục đích phủ sàn chính nhằm chống bụi, kháng hóa chất phổ thông, chống trơn trượt, tĩnh điện,…

- Bước 1: Mài xử lý bè mặt sàn bằng máy mài sàn kèm máy hút bụi công nghiệp, mục đích là: xử lý bề mặt sàn bê tông, tạo chân bám cho lớp sơn epoxy. Các vị trí nứt gãy bê tông cần mài mở rộng vết nứt, phần mạch ngừng của sàn cần được nạo vét và hút sạch bụi.
- Bước 2: Dùng máy chà sàn và bet đen đánh toàn bộ bề mặt sàn.
- Bước 3: Vệ sinh sạch bề mặt sàn bằng máy hút bụi và các dụng cụ chuyên dụng.
- Bước 4: Kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ bề mặt sàn, vị trí nào chưa đảm bảo cần xử lý lại triệt để.
- Bước 5: Thi công lớp sơn lót epoxy tạo kết nối trung gian.
- Bước 6: Xử lý các vết nứt, khuyết tật lớn trên sàn bằng vữa epoxy xử lý khuyết tật chuyên dụng.
- Bước 7: Thi công sơn sàn công nghiệp epoxy lớp thứ nhất.
- Bước 8: Thực hiện lại 1 lần bước 6 áp dụng cho lớp sơn vừa sơn.
- Bước 9: Chà xử lý toàn bộ bề mặt sàn bằng máy chà sàn lắp giấy ráp.
- Bước 10: Vệ sinh sạch bề mặt sàn bằng cây đẩy ướt và máy hút bụi.
- Bước 11: Kiểm tra lại toàn bộ bề mặt sàn trước khi thi công sơn sàn công nghiệp epoxy lớp thứ hai, xử lý lại các vị trí chưa đạt yêu cầu.
- Bước 12: Thi công sơn sàn công nghiệp epoxy lớp thứ hai (lớp hoàn thiện).

Để đảm bảo các bước thi công được đúng, hoàn hảo cần chọn một đơn vị cung cấp và thi công sơn sàn công nghiêp epoxy chuyên nghiệp, uy tín với nhiều kinh nghiệm, kiến thức về sơn sàn epoxy, cùng đầy đủ các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc thi công . Và để có phương pháp sơn sàn công nghiệp hoàn hảo nhất, hãy đến ngay với Sơn epoxy Việt Nam , chúng tôi luôn sẵn sàng khảo sát, tư vấn và thi công sơn sàn nhà xưởng với mức giá phù hợp nhất cho công trình của bạn. Với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp sơn epoxy, sơn pu chúng tôi cam kết đảm bảo đầy đủ pháp lý và năng lực để mang lại công trình sơn sàn epoxy theo đúng tiến độ và chất lượng như hợp đồng đã ký kết.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.