Sử dụng sơn epoxy có thể mang đến cho bạn tác dụng kép. Đầu tiên nó có thể giúp cho mái của bạn có một lớp epoxy cứng, bảo vệ mái nhà trước các tác động cơ học, hóa chất và thời tiết thất thường. Thêm nữa sử dụng sơn epoxy có thể giúp cho mái nhà xưởng chống chịu lại quá trình mài mòn, không thấm nước, thấm dầu hiệu quả. Dòng sản phẩm sơn epoxy mới ra đời với tính năng : kháng khuẩn, chống thấm, chống tĩnh điện được thiết kế dành riêng cho các nhà máy điện tử, phòng sạch. Bạn có thể dễ dàng lau chùi mà không mất nhiều thời gian hay không cần quá vất vả. Công trình tiêu biểu có thể nói đến công trình sơn nền nhà máy Piaggio KCN Bình xuyên Vĩnh Phúc
Sơn epoxy chống thấm: là loại sơn có khả năng chống lại thấm của nước hoàn toàn với nước hoặc cácloại dung dịch khác. Nói đến thấm nướcđầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến chống lại thấm cho mái. Đó là nơi mà khi mưa to gió lớn, hoặc khi trời mưa với thời gian dài thì sẽ xảy ra hiện tượng thấm nước.
Bê tông không tốt, cốt thép không tốt thì mái nhà sẽ nứt ra. Các khe nứt chính là điểm yếu nhất của mái. Chính từ những vị trí đó mà nước sẽ ngấm, thẩm thấu vào làm cho toàn bộ mái nhà bị ướt. Để giải quyết hết vấn đề đó thì chỉ có sơn epoxy chống thấm bảo vệ
Bước 1: xử lí mặt sàn
Nếu bạn xử lí bề mặt càng tốt thì kết quả bạn thu được sẽ càng cao hơn. Vì vậy dù công trình ở hạng mục nào, lớn nhỏ, mới cũ, nền gạch hay kim loại bạn cũng phải tiến hành xử lí bề mặt trước tiên.
Những lớp gỉ sét, những mảng sơn cũ hay đơn giản chỉ là những vết bám bụi, dầu mỡ cũng sẽ làm cho độ kết dính của mặt sàn bị giảm đi đáng kể. Do đó hãy làm sạch sàn cẩn thận.
Bước 2: Khắc phục chỗ lồi lõm
Lớp sơn lót chống thấm có thể giúp tăng cứng bề mặt, tạo ra một lớp trung gian liên kết giữa sàn mái chống thấm và lớp Polyurethane. Lớp này được thi công cẩn thận sẽ giúp cho mái nhà của bạn cơ bản tránh được các va đập cơ học và các hiện tượng thiên nhiên có thể tác động mạnh tới mái nhà.
Bước 3: Thi công sơn epoxy chống thấm
Bạn dùng máy khuấy trộn, khuấy đều hai thành phần của sơn chống thấm. Tiếp đến bạn đổ ra sàn và dùng bàn cán, trải đều chống thấm ra sàn với khối lượng: 2,6kg/m2/2mm rồi sử dụng lô gai phá hết các bọt khí còn sót lại trên màng sơn chống thấm. Nhắc nhỏ cho bạn là cần phải trộn thật đều hai thành phần của sơn. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra và giúp công trình được hoàn thiện hơn bạn cần phải kiểm tra kĩ các vị trí có rạn, nứt và khắc phục lại những địa điểm này.
Bước 4 : Thi công chống thấm cho mái
Sau khi kiểm tra và đảm bảo những bước trên đã được thực hiện đầy đủ và an toàn. Bạn thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện chống thấm cho mái đó là thi công lớp phủ bề mặt. Ở công đoạn này, một lớp Top coat sẽ được phủ lên trên lớp sơn epoxy chống thấm vừa rồi. Lớp này có tác dụng bảo vệ cho bề mặt, chống lại sự mài mòn, chống bay màu và chống các tia UV có hại từ ánh nắng mặt trời.
Bước 5: Nghiệm thu
Sau 24 giờ lớp chống thấm sẽ được đóng rắn lại hoàn toàn và chúng ta có thể tiến hành bơm nước lên mái để kiểm tra chất lượng công trình. Một “bộ cánh mới” cho mái nhà xưởng của bạn không những có màu sắc tươi sáng, phù hợp với sở thích của bạn mà nó còn có thể chống chịu nhiều tác động từ môi trường xung quanh.