Thi Công Sơn Epoxy Gốc Dầu

Thi công sàn PU tự san phẳng
Rate this post

Sơn epoxy gốc dầu là loại 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng phải sử dụng dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy thường từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.

Sơn epoxy gốc dầu dành cho bề mặt sàn bê tông chịu lực và chống mài mòn cao, làm tăng độ kết dính giữa bê tông và các lớp sơn phủ với ưu điểm là:


Sơn epoxy chống tĩnh điện
Sơn epoxy chống tĩnh điện


+ Chịu va đập,
+ Bề mặt chai cứng,
+ Chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ…

Các nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu:

+ Do có chứa dầu là dung môi bay hơi nên khi sử dụng không đúng dễ trở nên độc hại ảnh hưởng đến môi trường thi công.
+ Địa hình thi công bị hạn chế. Không thi công được trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.
+ Đặc biệt đối với khí hậu miền Bắc có 4 mùa khác nhau, nền nhiệt và độ ẩm trong năm thay đổi lớn. Hệ số giãn nở không phù hợp dẫn đến gây nứt, gẫy bề mặt màng sơn.

Ứng dụng của sơn Epoxy gốc dầu:

Sơn sàn nhà xưởng sản xuất…
Sơn sàn garage ô tô, tầng hầm, bãi đậu xe…
Sơn sân tennis, cầu lông…
Sơn xưởng hóa chất, thực phẩm, dược, cơ khí chính xác…


Sơn epoxy hệ lăn
Sơn epoxy hệ lăn
 
 

Quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu

Yêu cầu mặt sàn bê tông trước khi thi công: Sàn bê tông phải là bê tông Mac 250 trở lên và phải được bảo dưỡng ít nhất 3 tuần. Bề mặt sàn bằng phẳng, không lồi lõm, không có vết nứt, độ ẩm sàn phải ≤5%.

Bước 1: Dùng máy chuyên dụng xử lý bề mặt, tạo nhám
Bước 2: Vệ sinh, hút bụi sạch sẽ
Bước 3: Dùng Putty trám trét các khe nứt, vết lõm trên bề mặt
Bước 4: Dùng Roller phủ 1 lớp lót Primer lên toàn bộ bề mặt. Sau 2-4h lăn thêm 1 lớp lót Primer vào những vị trí không đạt yêu cầu
Bước 5: Sau khi lớp lót khô thì lăn 1 lớp sơn phủ . Sau 2-4h thì lăn thêm 1 lớp sơn phủ hoàn thiện.
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu bàn giao hạng mục thi công sơn epoxy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *